Các biện pháp xử lý rác thải hữu cơ tại nhà
Đối với những rác thải vô cơ không thể tái sử dụng, bạn nên gom lại vào một túi hay một thùng và đem bán cho đồng nát. Bạn cũng có thể lữu trữ lại những rác thải hữu cơ khó phân hủy như chai lọ, túi ni long, đồ hộp, vải vóc,… để bán cùng với rác vô cơ.
Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng những chai lọ, túi ni lông sạch để sử dụng nhiều lần. Bạn nên rửa sạch và khử trùng để đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những ý tưởng thú vị tái sử dụng chai lọ hoặc giẩy rác thành những vật dụng nhỏ xinh như lọ hoa, thùng rác, chậu cây…. Đây cũng là một biện pháp xử lý rác thải hữu cơ hữu ích và đầy sáng tạo.
Rác thải hữu cơ dễ phân hủy được tái sử dụng nhiều nhất trong trồng trọt. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một khu vườn nhỏ xinh và tươi tốt nhờ những thức ăn thừa, rau củ vứt đi… Có hai cách để sử dụng rác thải hữu cơ bón cây. Thứ nhất là đối với những loại rác có nguồn gốc từ thực vật, bạn có thể ngay lập tức vứt xuống dưới gốc cây và rải một vài lá cây khô ở trên. Thứ hai là bạn có thể sử dụng biện pháp xử lý rác thải hữu cơ ủ phân compost. Đối với cách này, mọi loại rác hữu cơ dễ phân hủy đều có thể sử dụng. Thời gian ủ phân tự nhiên thông thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, nhưng nếu như sử dụng kèm với chế phẩm sinh học thì hoàn toàn có thể kéo xuống 1 – 2 tuần.


Phương pháp thiêu đốt rác thải
Đây là phương pháp phổ thông được nhiều nơi áp dụng để xử lý rác thải đặc biệt là các loại rác thải công nghiệp độc hại và rác thải y tế.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Thời gian xử lý rác thải nhanh chóng.
- Giảm thiểu nước rỉ rác, hơi mùi phát sinh từ rác thải thối rữa.
- Không tốn quá nhiều diện tích để xây dựng bãi chôn lấp.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là:
- Chi phí đầu tư cho một lò đốt chất lượng khá tốn kém.
- Ưu cầu người vận hành lò đốt phải có tay nghề kỹ thuật cao.
- Phải phân loại rác triệt để.
- Khí thải phát sinh nhiều ra thành phần nguy hại cần phải xử lý triệt để.
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp xử lý rác vô cơ và hữu cơ đơn giản và dễ thực hiện nhất. Phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các nước trên toàn thế giới và tại Việt Nam thì đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất.
Bản chất của phương pháp này là xây dựng một khu vực lưu giữ chất thải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật như có lớp vải địa kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước rỉ rác, có phương án xử lý hơi mùi rác…Sau khi rác đổ đầy sẽ được phủ một lớp đất ở bên trên sau đó thực hiện đóng cửa bãi chôn lấp.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Công nghệ đơn giản
- Chi phí đầu tư và vận hành thấp
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là:
- Diện tích chôn lấp lớn, một bãi chôn lấp bình thường cũng chiếm diện tích 10 – 15 ha
- Quá trình phân hủy kéo dài, cần phải xử lý rác độc hại, che đậy, thoát nước. Phải có hàng rào cách ly và các chế phẩm vi sinh đòi hỏi kinh phí cao
- Lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất ở khu vực chôn lấp




Phương pháp tái chế
Phương pháp này áp dụng cho các loại rác thải có thể tái chế như giấy, bao bì, chai, nhựa…bán lại cho các đơn vị thu gom phế thải. Sau đó các đơn vị này sẽ đưa chúng vào dây chuyền sản xuất để tái tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các mục đích sử dụng của con người.
Tuy nhiên, đây là phương pháp cuối cùng mà các tổ chức bảo vệ môi trường khuyến cáo áp dụng, nhất là đối với rác thải nhựa. Lí do là bởi vì cách sử lý này thông thường sẽ không hiệu quả và có thể gây nên các hội quả nghiêm trọng với môi trường. Các công đoạn như làm sạch hay xay tạo hạt đều trực tiếp xả thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm vi nhựa trầm trọng.
- tiết kiệm tài nguyên
- bảo vệ môi trường sống
- giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại ra môi trường
- bảo vệ nguồn thực phẩm, , các sinh vật trên trái đất và môi trường sinh thái
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là:
- Chi phí cao
- Sản phẩm tái chế không bền
- Không được phổ biến
Quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng cách ủ sinh học
Quy trình này chỉ áp dụng với các chất thải hữu cơ không chứa chất độc hại sau đó đưa vào khử nước tiếp theo là xử lý để chất thải tơi xốp và ẩm. Cần chú ý giữ cho nhiệt độ và nước của rác luôn ở trong trạng thái hiếu khí tại suốt quá trình ủ.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ sinh học là các hợp chất hữu cơ có dạng bền vững như sợi, xenlulo, lignin…
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Sau quá trình xáo trộn lượng chất rắn sẽ nhận được thành phẩm phân hữu cơ rất chất lượng
- tiết kiệm thời gian cũng như chi phí sản xuất
- kỹ thuật đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là:
- Yêu cầu số lượng nhân công
- thời gian xử lý khá lâu
- khó kiểm soát được lượng khí thổi tự động
- có thể gây mùi

