Các loại rác thải

Thực trạng rác thải

Có thể nói rằng, chưa bao giờ rác thải lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới như hiện nay. Không chỉ riêng Việt Nam mà tại rất nhiều đất nước khác, đâu đâu cũng có thể bắt gặp được hình ảnh của rác. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, sức khỏe con người mà còn gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Cụ thể, lượng rác cả nước đã lên tới 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày) (Theo Báo cáo quốc gia do bộ tài nguyên và môi trường) khiến việc phân loại rác thải tại nguồn và ở các khu xử lý trở nên khó khăn, dễ xảy ra thiếu sót do dây chuyền phân loại chủ yếu dựa vào sức người. Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại rác thải có thể tái chế trực tiếp hoặc sử dụng làm phân bón tại các gia đình vẫn được đưa ra khu chôn lấp, gây sự lãng phí về diện tích đất lẫn những mối hiểm họa về sức khỏe con người. 

Lợi ích của việc phân loại rác thải là gì?

Phân loại rác có lợi ích với không chỉ nhà bếp của mỗi gia đình, với các công ty môi trường xử lý rác thải mà còn với cả cộng đồng của chúng ta. Bằng cách phân loại rác tại nguồn đúng cách và tái chế các nguồn rác có thể tận dụng, chúng ta đang giúp cải thiện chất lượng không khí và nước, đồng thời giảm lượng khí thải nhà kính. Phân loại rác thải đúng cách có nghĩa là là rác thải sẽ được phân chia ra từng nhóm theo đúng đặc điểm, tính chất, từ đó rác thải sẽ ít bị chôn lấp tràn lan hơn và những thứ chúng ta vứt đi có thể được tái sử dụng và tái chế nhiều hơn.


Phân loại rác như thế nào?

1. Cách phân loại đơn giản nhất:

Để bắt đầu, bạn có thể chuẩn bị ít nhất hai thùng chứa riêng biệt cho từng loại chất thải “Hữu cơ” và “Vô cơ”. Đối với người mới bắt đầu, phân biệt giữa chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ là một khởi đầu tốt. Bạn có thể tập phân loại rác bắt đầu từ chính nhà bếp của bạn. Hãy để riêng 2 thùng phân loại chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ.

– Các chất thải hữu cơ có thể gồm: thức ăn thừa, vỏ trái cây, cành hoa khô,…. Hãy để chúng thật gọn gàng trong thùng rác để giữ gìn khu vực vệ sinh trong nhà bếp của bạn trước khi đưa ra khu tập kết rác.

– Các chất thải vô cơ có thể gồm: giấy báo, chai nhựa, đồ gốm sứ, kim loại,… Đừng quên vệ sinh sơ qua các rác thải vô cơ của bạn trước khi bỏ vào thùng rác

 2. Cách phân loại chi tiết rác thải vô cơ

Càng phân loại rác chi tiết bao nhiêu thì quá trình tiêu hủy – tái chế càng dễ xử lý bấy nhiêu.

Bạn có thể phân loại chất thải vô cơ thành các loại chi tiết hơn như sau:

  • Rác thải giấy: các hoá đơn, bìa cứng, giấy, báo, tạp chí, hộp đồ uống và bất cứ thứ gì làm bằng giấy khô/không bị nhiễm bẩn đã bị loại bỏ.
    • VD: Giấy Giấy không chứa gỗ (HVS), Thùng đồ uống đã qua sử dụng (Thùng thực phẩm/đồ uống), Bìa cứng, báo, tạp chí
Photo by balticfloc.lv
  • Rác thải nhựa: chai lọ, túi nhựa và bất kỳ thứ gì khác làm bằng nhựa (có thể bao gồm đồ chơi bằng nhựa và hộp đựng thức ăn bằng nhựa và polystyrene – trước tiên phải rửa sạch)
    • VD: PET, HDPE, LDPE, PP, PVC, Styrofoam và các loại rác thải nhựa khác
Photo by Trong Nguyen/Shutterstock
  • Chất thải nguy hại (bình xịt, chất độc/đuổi côn trùng, hộp sơn).
    Chất thải nguy hại
    Photo by KSNB
  • Đồ kích thước lớn (đồ nội thất, khung giường, đồ điện lớn)
  • Đồ kích thước lớn
    Photo by Animaflora/Istockphoto
  • Rác vườn (lá, hoa, v.v.)
  • Rác vườn
    Photo by Shutterstock
  • Chất thải thủy tinh: chẳng hạn như mảnh thủy tinh (sao cho an toàn cho người vận hành chất thải), chai thủy tinh, gương
  • Chất thải thủy tinh
    Photo by Pixabay

    Các chất thải không thể tái chế còn sót lại như thực phẩm và vật liệu bẩn/ướt như tã và khăn giấy đã qua sử dụng. Chỉ những thứ này sẽ được gửi đến bãi rác.


    LÀM GÌ SAU KHI ĐÃ PHÂN LOẠI?

    1. Đối với rác thải vô cơ

    – Đối với những rác thải vô cơ không thể tái sử dụng, bạn nên gom lại vào một túi hay một thùng và đem bán cho đồng nát.

    – Bạn cũng có thể lưu trữ lại những rác thải hữu cơ khó phân hủy như chai lọ, túi nilon, đồ hộp, vải vóc,… để bán cùng với rác vô cơ. 

    Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng những chai lọ, túi ni lông sạch để sử dụng nhiều lần. Bạn nên rửa sạch và khử trùng để đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

    – Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những ý tưởng thú vị tái sử dụng chai lọ hoặc giấy rác thành những vật dụng nhỏ xinh như lọ hoa, thùng rác, chậu cây…. Đây cũng là một biện pháp xử lý rác thải hữu cơ hữu ích và đầy sáng tạo.

    2. Đối với rác thải hữu cơ

    Rác thải hữu cơ dễ phân hủy được tái sử dụng nhiều nhất trong trồng trọt. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một khu vườn nhỏ xinh và tươi tốt nhờ những thức ăn thừa, rau củ vứt đi… Có hai cách để sử dụng rác thải hữu cơ bón cây. Thứ nhất là đối với những loại rác có nguồn gốc từ thực vật, bạn có thể ngay lập tức vứt xuống dưới gốc cây và rải một vài lá cây khô ở trên. Thứ hai là bạn có thể sử dụng biện pháp xử lý rác thải hữu cơ ủ phân compost. Đối với cách này, mọi loại rác hữu cơ dễ phân hủy đều có thể sử dụng. Thời gian ủ phân tự nhiên thông thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, nhưng nếu như sử dụng kèm với chế phẩm sinh học thì hoàn toàn có thể kéo xuống 1 – 2 tuần.